TẤT TẦN TẬT dự án Sân Bay Quốc Tế Long Thành 2024

Dự án sân bay quốc tế Long Thành là dự án sân bay lớn nhất cả nước với quy mô 5000ha. Được xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Với công xuất 100 triệu hành khách5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Sân bay Long Thành, Đồng Nai sẽ là bước chuyển mình lớn có ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Giúp kết nối với các nước trên thế giới về kinh tế, văn hóa xã hội, du lịch thương mại. Từ đó giúp Việt Nam vươn mình tiếp cận với thế giới phát triển nhanh hơn mạnh hơn trong tương lai.

Hình ảnh sân bay Long Thành
Hình ảnh sân bay Long Thành

Dưới đây là những thông tin chi tiết đầy đủ về sân bay quốc tế long thành được đội ngũ Cường Land thực hiện: tiến độ xây dựng, thông tin sân bay, vị trí sân bay, giai đoạn triển khai, giá trị từ sân bay, bản đồ quy hoạch và các dự án được hưởng lợi.

TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG SÂN BAY LONG THÀNH MỚI NHẤT

Theo hình ảnh mới nhất từ sân bay Long Thành vào tháng 11/2023 tiến độ thi công đang xây dựng rầm rộ như một đại công trình cực kỳ lớn. Với hàng ngàn công nhân, kỹ sư chuyên gia của nhiều nước, cùng với hàng ngàn máy móc đang thi công liên tục ngày đêm.

Tiến độ xây dựng sân bay long thành đang dần hoàn tất việc san lấp mặt bằng. Mới đây nhất sân bay Long Thành đã bắt đầu công đoạn xây dựng phần móng của nhà ga giai đoạn 1.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 5208/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về triển khai gói thầu 5.10, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Trong đó, văn bản nêu rõ, gói thầu 5.10 thuộc Dự án thành phần 3, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 triển khai chậm, không đáp ứng được tiến độ Dự án theo yêu cầu của Quốc hội.

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo quyết liệt Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam để sớm lựa chọn được nhà thầu phù hợp theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Trong số các gói thầu của dự án, gói thầu số 5.10 "Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách" là gói thầu lớn nhất, với quy mô 35.233 tỷ đồng.

Tiến độ sân bay Long Thành 2024

Tiến độ sân bay Long Thành
Tiến độ sân bay Long Thành
Tiến độ sân bay Long Thành
Tiến độ sân bay Long Thành
Tiến độ sân bay Long Thành
Tiến độ sân bay Long Thành
Tiến độ sân bay Long Thành
Tiến độ sân bay Long Thành

Tiến độ sân bay Long Thành tháng 6/2023

Nhà ga sân bay Long Thành
Nhà ga sân bay Long Thành
Tiến độ xây dựng sân bay Long Thành
Tiến độ xây dựng sân bay Long Thành
Tiến độ xây dựng sân bay Long Thành
Tiến độ xây dựng sân bay Long Thành

Khu nhà quân đội ở sân bay

Khu nhà quân đội
Khu nhà quân đội
Khu nhà quân đội
Khu nhà quân đội
Khu nhà quân đội
Tiến độ sân bay Long Thành

THÔNG TIN SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH

  • Tên dự án: Sân bay Long Thành
  • Vị trí: Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
  • Quy mô: 5000ha
  • Tổng vốn đầu tư: Dự kiến 19 tỷ USD (Vốn đầu tư cho dự án được huy động từ nhiều nguồn: Quỹ đầu tư phát triển của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ, cổ phần và đầu tư nước ngoài)

Theo quy hoạch tổng thể, sau khi xây dựng hoàn thành sân bay Long Thành sẽ có 4 đường cất hạ cánh đạt tiêu chuẩn quốc tế mới nhất (dài 4000 m, rộng 60 m) có thể phục vụ các loại máy bay 2 tầng cực lớn như Airbus A380, Boeing 747-8, có 4 nhà ga rộng lớn và hiện đại có công suất tổng cộng phục vụ 100 triệu khách/năm. Nhà ga hàng hoá công suất 5 triệu tấn/năm. Diện tích đất quanh sân bay vào khoảng 25.000 ha (trong đó diện tích Sân bay quốc tế Long Thành vào khoảng 5.000 ha) và theo kế hoạch thì sân bay Long Thành sẽ là một Cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và quốc tế. Sân bay Long Thành sẽ là 1 sân bay cấp 4F (mức cao nhất) hoặc cao hơn theo tiêu chuẩn của ICAO.

Tổng mức đầu tư giai đoạn I: 6,7447 tỷ USD, chủ đầu tư: Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam. Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty tư vấn sân bay Nhật Bản (JAC). Dự án được triển khai theo 3 giai đoạn chính: 2019 - 2025, 2025 - 2035, 2035 - 2050 và sau 2050.

Sân bay Long Thành
Sân bay Long Thành
Thiết kế nhà ga sân bay Long Thành
Thiết kế nhà ga sân bay Long Thành

VỊ TRÍ SÂN BAY LONG THÀNH

Sân bay Long Thành tọa lạc tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Cách thành phố Hồ Chí Minh 40km, cách thành phố Biên Hòa 30km, cách thành phố Vũng Tàu 70km.

Kết nối bằng các tuyến đường như cao tốc Long Thành Dầu Giây, quốc lộ 51, cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu (đang xây dựng), cao tốc Bên Lức Long Thành (đang xây dựng), tỉnh lộ 769.

Vị trí sân bay Long Thành
Vị trí sân bay quốc tế Long Thành

Đánh giá vị trí sân bay Long Thành ở Đồng Nai?

Lợi thế vị trí trung tâm Đông Nam Á, nên đường bay tiết kiệm hơn về khoảng cách. Sân bay Tân Sơn Nhất hiện đã quá quá tải. Thực trạng chật hẹp, cũ kĩ, dịch vụ chưa chuyên nghiệp, giao thông đi lại chưa được thuận tiện phải đi vào trung tâm thành phố tắc đường hạn chế thời gian di chuyển. Nguyên nhân vì sao sân bay Tân Sơn Nhất lại đông khách đến như vậy, gần 40 triệu khách/năm. Đây là điều mà không có sân bay nào trên thế giới như Sân Tân Nhất đạt được. Nếu Long Thành khai thác tối ưu vì chắc chắn đây sẽ là 1 trong những cảng hàng không mạnh nhất tại khu vực ĐNA.

Với vị trí cực kỳ quan trọng sân bay Long Thành sẽ dễ dàng kết nối với các thành phố lớn ở phía Nam. Cả về đường bộ, đường hàng không và đường thủy. Chính vì thế sân bay đã được quy hoạch từ trước đó cho thấy tầm nhìn của nhà nước về sự phát triển của cả nước có sự đóng góp vô cùng lớn.

Cảng hàng không Long Thành mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Long Thành nằm tại trung điểm của trục vận tải Bắc Nam. Các chuyến bay sẽ đi đường thẳng, rút ngắn quảng đường. Ở vị trí này, Long Thành cho thấy tối ưu hơn so với sân bay quốc tế Suvarnabhumi của Thái Lan, sân bay Changi của Singapore hay Kuala Lumpur – Malaysia.

CÁC GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI SÂN BAY LONG THÀNH

Việc xây dựng sẽ chia làm 3 giai đoạn:

Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ 3 giai đoạn của dự án là 336.600 tỉ đồng (tương đương 16,03 tỉ đô la Mỹ, áp dụng đơn giá của năm 2014). Trong đó, riêng giai đoạn 1 là 114.450 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ).

Mục tiêu mà Bộ GTVT đề ra là sẽ khởi công sân bay Long Thành vào năm 2020, hoàn thành vào năm 2025 và đầu năm 2026 đưa vào khai thác giai đoạn 1.

  • Giai đoạn 1: Sẽ đầu tư một đường băng và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 là 114.451 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ). Chậm nhất đến năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 1.
  • Giai đoạn 2: Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường băng cấu hình mở và một nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
  • Giai đoạn 3: Sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Khi hoàn thiện, sân bay sẽ có 4 nhà ga và 4 đường băng, dự kiến năm 2035 sẽ hoàn thành.

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA SÂN BAY LONG THÀNH

Dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành mang trong mình ý nghĩa quan trọng và đa chiều. Với mục tiêu tối ưu hóa tải trọng cho sân bay Tân Sơn Nhất, dự án này không chỉ giảm bớt ách tắc giao thông và tiếng ồn trong khu vực nội đô của Tp.HCM mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không và các ngành dịch vụ liên quan.

Sân bay Long Thành đã từ lâu trở thành một ý tưởng, bắt đầu từ những năm 1990, với mục tiêu trở thành một sân bay quốc tế sở hữu sức chứa lớn, chịu trách nhiệm là điểm trung chuyển quan trọng cho các chuyến bay quốc tế. Trái ngược với Tân Sơn Nhất, vị trí hạn chế và không có khả năng mở rộng, sân bay Long Thành được thiết kế để đáp ứng yêu cầu của một sân bay trung chuyển.

Dự án này hứa hẹn mang lại lợi ích cho ngành hàng không và cả dịch vụ kết nối liên quan, nhờ số lượng lượng khách quốc tế tới quá cảnh tại Việt Nam. Mục tiêu của sân bay Long Thành là cạnh tranh với các đối thủ lớn trong khu vực như sân bay Changi ở Singapore và Suvarnabhumi ở Thái Lan.

Với vị trí nằm ngoài khu vực nội đô, sân bay Long Thành cũng giúp giảm bớt ách tắc giao thông. Việc đi lại đến các điểm như Vũng Tàu, Phan Thiết, hay các tỉnh miền Tây Nam Bộ không còn phải qua Tp.HCM, giúp giảm áp lực giao thông và tiết kiệm thời gian cho cả người dân và khách du lịch.

Dự án sân bay Long Thành cũng đã thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực bất động sản. Với việc nhắc đến sân bay trong nhiều dự án, khoảng cách và thời gian tới sân bay Long Thành trở thành điểm nhấn thu hút khách hàng. Điều này chứng tỏ tầm ảnh hưởng của dự án này đối với thị trường bất động sản.

Nhấn mạnh hơn, chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã thể hiện mục tiêu xây dựng một thành phố sân bay tại Long Thành. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phát triển cơ sở hạ tầng và các khu vực phụ trợ, bao gồm cả khu công nghiệp, dịch vụ, và khu dân cư. Sân bay Long Thành hứa hẹn sẽ là động lực quan trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế không chỉ cho tỉnh Đồng Nai mà còn cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

BẢN ĐỘ QUY HOẠCH SÂN BAY LONG THÀNH

Theo Sở Xây dựng Đồng Nai, các khu chức năng đô thị xung quanh sân bay Long Thành sẽ được quy hoạch theo mô hình vệ tinh, cách cảng hàng không khoảng 15km.

Quy hoạch sân bay quốc tế Long Thành
Quy hoạch sân bay quốc tế Long Thành
  • Vùng 1 là các khu chức năng hỗ trợ gồm: các kho trung chuyển, Khu logistics Sân bay Long Thành, khu công nghiệp, khu hỗ trợ cảng hàng không. Khu chức năng này được bố trí với khoảng cách từ 5-7km quanh khu vực cảng hàng không.
  • Vùng 2 là các khu dân cư hiện hữu, khu tái định cư, khu đô thị thông minh, thành phố sân bay. Vùng này được quy hoạch dự kiến khoảng 15.000 ha, tổ chức liên kết 3-4 đô thị tạo thành chùm đô thị ở đây.
  • Vùng 3 là các khu chức năng dịch vụ – thương mại quy mô lớn như: khu thương mại tự do, khu vui chơi giải trí, dịch vụ hỗ trợ hàng không. Quy mô của các khu này cần khoảng 5 ngàn ha được bố trí tại các cửa ngõ giao thông vào sân bay.
  • Vùng 4 gồm các khu du lịch, dịch vụ, thể thao với quy mô diện tích khoảng 2 ngàn ha. Các khu này được bố trí cách cảng hàng không khoảng 10km.
  • Vùng 5 được xem như vùng đệm cảng hàng không gồm: mảng xanh dự trữ phát triển; khu cách ly, các khu phát triển nông – lâm nghiệp và an ninh quốc phòng.

CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG GẦN SÂN BAY LONG THÀNH HƯỞNG LỢI

Khu vực Long Thành có nhiều dự án bất động sản đã và đang được chào bán trên thị trường gần đây. Các dự án bất động sản đều là những dự án lớn hoặc rất lớn. Được quy hoạch bài bản có pháp lý chuẩn chỉnh. Những dự án này được các chủ đầu tư lớn giàu tài chính đầu tư phát triển như Đất Xanh, Kim Oanh, Tây Hồ,…

Cơ hội đầu tư bất động sản Long Thành Đồng Nai là rất lớn nên được nhiều khách hàng lựa chọn đầu tư, mua ở cực kỳ cao. Các dự án cũng được đầu tư bài bản nhờ đó thị trường khá sôi động không chỉ đầu tư mà nhu cầu ở thực, kinh doanh buôn bán. Trong tương lai khi sân bay đi vào hoạt động, hệ thống các hạ tầng được đầu tư xây dựng, nhiều khu công nghiệp. Sẽ là điều kiện để thu hút nguồn lao động từ các tỉnh, kết nối kinh tế các địa phương và thế giới.